Cảm nhận của một người Nhật về VN

2008年10月07日 「ベトナム」アパートのモデム壊れる 続編

"Việt Nam" -- Modem nhà bị hư (tiếp theo)


日曜の夜に、突然、ネットに繋がらなくなったのは、部屋に設置してあるHomePNAのモデムが原因でした。

Tối Chủ Nhật tự nhiên internet nhà bị rớt mạng. Nguyên nhân do modem của HomePNA.

通常、このHomePNAモデムを電話線につなげると、モデムにある「HomePNA」のLEDが光りますが、ネットに繋がらなくなったときには光っていませんでした。

Thông thường, khi cắm điện vào modem HomePNA thì đèn LED báo nguồn sẽ sáng. Khi rớt mạng, đèn này không sáng.

レセプションに連絡すると「担当者がいない、夜だからわからない」の返事なので、「ネットワーク会社にエンジニアに電話してください」と依頼し(以前もこの方法を依頼)、1時間後にネットワーク会社のエンジニアがやってきました。

Liên hệ với quầy tiếp tân, bị trả lời "Không có người phụ trách ở đây, ban đêm nên không rõ được". Tôi yêu cầu "Vui lòng gọi điện cho kỹ sư công ty mạng". Lần trước tôi cũng đã làm như thế. Khoảng 1 giờ sau, kỹ sư công ty mạng đến nhà.

このエンジニアにネットワーク状況を見せ、モデムのLEDが光っていないことも確認し、彼は「LEDが光っていないということは故障だ。一度持って帰って、モデムを調べる」と言って帰っていきました。

Tôi trình bày tình trạng mạng cho anh kỹ sư. Sau khi xác nhận đèn LED báo nguồn của modem không sáng, anh ấy nói :"Đèn báo nguồn không sáng ắt là modem có sự cố rồi. Tôi mang nó về để kiểm tra vậy" Xong anh ấy ra về.

そのときに彼に、「モデムだけが原因かどうかわからない。ルータから部屋のコネクタまでの配線にもトラブルがあるかもしれないから、こちらも調べてみたほうがいい」とアドバイス。
なんで客がこんなアドバイスをしないといけないのか・・・というのもベトナム流。

Tôi mới đề nghị anh ấy thế này :" Tôi không biết chỉ do modem thôi hay là do đoạn cáp từ cầu dẫn đến jack cắm trong phòng, tốt hơn là anh hãy kiểm tra phần này nữa"
Tại sao lại có chuyện khách hàng phải đề nghị như vậy? Vì đây là kiểu Việt Nam.

そして小一時間ほどしてネットワーク会社のエンジニアとアパートの電気関係のエンジニアがやってきました。

Chưa đầy 1 tiếng đồng hồ sau, anh kỹ sư công ty mạng và thêm một kỹ sư phụ trách về điện của chung cư đến.

まず、アパートのエンジニアが、配線状況をチェックしました。これは問題無し。
続いてネットワーク会社のエンジニアが再度モデムを設定します。
するとLEDランプが点灯し、ネットワークが繋がりました。
彼は「モデムは修理も何もしていない。だけど繋がった」
と喜んでいました・・・。

Đầu tiên, anh kỹ sư của chung cư kiểm tra tình trạng hệ thống dây điện. Không có trục trặc gì cả. Anh kỹ sư mạng nối modem trở lại. Đèn báo nguồn sáng, mạng internet hoạt động bình thường. Anh ấy vui mừng nói: "Tôi không có sửa gì cái modem cả, nhưng nó hoạt động rồi"

そして、
「このモデム、電源挿しっ放しだと熱くなって故障することが多い」
と平然と言い放ちました。

Rôì anh ấy nói tiếp một cách rất bình thản: " Modem này nếu cắm điện liên tục rất hay xảy ra sự cố"

「故障するようなものを、ユーザーに使わせるというのはどういうこと?」
と聞くと、

Tôi bèn hỏi: "Tại sao lại để khách hàng dùng đồ có sự cố như vậy?"

「このモデムは韓国製だから。もし日本製で同じモデムがあれば、そっちのほうがいいんだけどね」
と訳のわからんことを言い出します。

Anh ấy trả lời không ăn nhập gì: "Modem này là của Hàn Quốc. Nếu có modem của Nhật thì dùng của Nhật tốt hơn"

「ユーザーにとって使いにくいものを、どうしてそのまま使わせるのか?。」
と聞いても、彼は、「う〜〜〜ん。」とうなるばかり。

Tôi hỏi lại: "Tại sao cứ để khách hàng dùng đồ như thế?" Anh ấy chỉ ậm ừ.

そして私は、
「今度、同じようなことがあったらどうすればいいのか?根本的な解決策はないのか?」
と聞くと、彼はまた悩んでしまって、
「う〜〜ん、モデムを電源から外して冷やしたり、ネットワークを使うときだけ電源を入れたりすればいい」
と。

Tôi bèn hỏi: "Lần sau nếu bị trục trặc trở lại như vậy, tôi phải làm thế nào? Không có cách giải quyết triệt để nào à?"
Anh ấy phiền muộn trả lời: "Uhm, rút modem ra khỏi nguồn điện để cho nguội, hoặc là khi nào dùng internet hãy cắm điện vào"

対処療法的なことしか考えてくれないベトナムのネットワーク会社のエンジニアさん。たのんますよぉぉ。
Anh kỹ sư công ty mạng Việt Nam chỉ nghĩ được cách giải quyết tạm thời ơi, tôi xin anh....

こんな事柄からも、ベトナムという国や国民性が見えてきます。
Từ sự việc này cũng có thể hiểu được nước Việt Nam và đặc tính dân tộc Việt.

*************************************
Những bài viết ở đây dùng giấy phép của Creative Commons Attribution-Noncommercial 3.0 License. Nghĩa là có thể sử dụng nội dung và hình ảnh ngoài mục đích kinh doanh. Nghiêm cấm dùng cho mục đích tư lợi mà không được sự cho phép của tác giả.
Bất cứ trích dẫn nào lấy từ GÓC BẾP & NỒI NIÊU phải được ghi rõ [nguồn góc bếp] có nối đường link. Vui lòng đừng sao chép.

*************************************

buom nho


18 nhận xét:

Nặc danh nói...

Thực ra mà lấy một trường hợp của một nguời ra để đánh giá cho toàn bộ là hơi chủ quan. Hơi oan cho nguời Việt Nam.
Nguời Nhật có thể quan niệm anh kỹ thuật viên sửa chữa kia là kỹ sư, nhưng chưa chắc đã phải. Kỹ sư gì mà cứ thấy hỏng là mang về thì có mà lỗ vốn cho công ty của họ.
Nhưng có thể có nhiều người kỹ thuật viên cũng kém như vậy thật.

Nặc danh nói...

sao chi V cu phai 'lo lang' ve nhung thu nay the nhi? Dau phai ai cung tot dep dau, danh rang ng Viet o nuoc ngoai co the lam xau mat dan toc that, nhung cha nhe cu phai lay bai dem translate hoai de lam ro bo mat dan toc Viet?

minhlinh36 nói...

Hi,
Bạn có thể lấy code tại trang này:
http://translate.google.com/translate_tools?hl=en

Nặc danh nói...

Chỉ ra cái chưa tốt không có nghĩa là "làm xấu mặt dân tộc". Nếu không thẳng thắn sửa sai thì chẳng bao giờ tiến bộ được. Người Nhật này nói chẳng sai, sự việc đó gặp nhan nhản, trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh ta có thể thấy hằng ngày, quen quá rồi nên không bức xúc. Người nước ngoài chỉ ra nhiều cái mình chưa tốt nhiều lắm, chẳng qua ta khoái khen nhau nên không nghe người ta nhận xét và cho rằng người ta không thích mình đó thôi.
(TTNH)

Nặc danh nói...

Đó là 1 nhận xét đúng về lĩnh vực ,nhưng không thể dùng 1 lĩnh vực để suy ra những thứ còn lại của dân tộc ví dụ như đặc tính chẳng hạn.Nói đúng hơn là tùy cái. Ở Việt Nam còn nhiều điểm chưa hoàn thiện , đây là vì Việt Nam đang phát triển , và những khuyết điểm ấy thì nên được sửa chữa.Cái tôi muốn nói với bạn là hãy nhỉn vào những lình vực khác của Việt Nam ,đừng nhìn vào một khuyết điểm mà suy ra cho cả dân tộc và những thứ khác.Mong bạn suy nghĩ lại nhiều hơn và cũng cám ơn bạn đã phê bình lĩnh vực internet một cách chân thật.
Thân,
Nguyên Lãm

Unknown nói...

Ta phải đứng ở 1 góc độ khách quan để nhìn nhận vấn đề. Người khách Nhật này đang trình bày ý kiến chủ quan của bản thân, nên không tránh những ý nghĩ chủ quan, phiến diện (xin hiểu là 1 phía). Tuy nhiên tôi có thể hiểu tại sao anh ta nghĩ như vậy. Bởi vì, kĩ năng tiếp xúc với khách hàng, kĩ năng ứng xử, và những kĩ năng khác đều được giảng dạy ở đại học và ở công ty, đặc biệt là những công ty lớn (FPT, VNPT,...v.v...), tất cả họ đều dc huấn luyện cách tiếp xúc với khách hàng như thế nào.
(xin lỗi ko thể nói hết ý dc vì quá "uất ức" và kém cỏi trong việc trình bày ý nghĩ.

Unknown nói...

Nhưng cho mình nói sơ qua về văn hóa người VN.
Người VN ta vốn xuất phát từ nghề nông, sống thiên về tình cảm rất nhiều, và có tính cộng đồng cao, những điều này không xấu nhưng lại có những khuyết điểm khiến cho chúng ta trở nên "xấu" trong mắt bạn bè năm châu, đó là:
1/Nghề nông: trồng lúa, thủng thẳng ra đồng làm vẫn dc, không nhất thiết phải đúng giờ giấc
2/ tình cảm: "1 bồ cái lý không bằng 1 tí cái tình", dù trong công việc hay bất cứ gì thì ta vẫn quan trọng tình cảm, nên chuyện "con ông cháu cha", quen biết, cửa sau là thường ngày ở huyện. Làm sai nhưng không cương quyết xử trí.
3/tính cộng đồng: đoàn kết trong khó khăn, ngoảnh mặt khi hòa bình. Cha chung không ai khóc, vì việc gì cũng phải trình cho người này, người kia, người nọ, ...cả hội đồng cùng duyệt thì mới ok, nên ko sợ bị nhận trách nhiệm >> ko có tinh thần trách nhiệm, hạn chế sáng tạo, tự lập.

===========================
bản thân tôi gặp khó khăn khi trình bày cho mọi người những hiểu biết của mình , nên tôi hi vọng mọi người cố gắng hiểu thiện ý của tôi. Phải cảm thấy nhục nhã, xấu hổ thì mới có ý chí phấn đấu, thay đổi, chứ cứ mãi tự hào về những cái đã xa xôi hoài mà ko nhìn nhận thực tại thì sẽ tự nhận chìm nhau trong ánh hào quang ảo.

Nặc danh nói...

Mình hiện đang ở Nhật. mình có thể hiểu được vì sao mà anh ta lại nhận xét như vậy. khi còn ở VN, không biết bao nhiêu lần tức điên lên vì cái Internet. Khi bị hư, gọi lên Cty nhờ xuống kiểm tra thì hỡi ôi. Dù nhà mình rất gần Cty, nhưng phải sau gần 20 cuộc gọi (chửi thầm trong bụng) và gần 7 ngày, mới có 1 anh xuống kiểm tra. Chán chết được. Còn bên Nhật thì có 1 lần, bên siêu thị lấy số đo của OX sai nên may bộ veston hơi bị chật. đem ra phàn nàn, nhân viên cúi đầu xin lỗi thật lâu làm mình áy náy ghê. Họ làm lại bộ mới cho OX. nhưng chính cách xin lỗi của họ làm mình ngạc nhiên. Thật sự rất ngạc nhiên....

Nặc danh nói...

Tôi cũng là 1 người Việt mới xa quê! tết đến nhớ nhà đến nao lòng. Ai cũng có nhược điểm, người Việt, người Nhật hay USA cũng thế, có phải thánh đâu. Tuỳ vào trình độ phát triển văn hoá mà mỗi con người có hành vi ứng xử khác nhau. Ở VN nhưng những người làm việc cho các công ty nước ngoài có tác phong nhanh nhạy hơn ở các cty nhà nước, tuy nhiên gần đây thì cách ứng xử của nhân viên cty nhà nước cũng đã rất nhanh nhẹn rồi!!!
Đành rằng CP VN có những chính sách sai lầm cho việc điều hành đất nước, nhưng chuyện đó là chuyện chính trị, Việt Nam vẫn là đất nước mà chị sinh ra, có còn bao nhiêu người thân, bạn bè ở đó và chị cũng chẳng chối được mình là người Việt.
Cô chủ blog này là người Việt mà có vẻ chuộng ngoại nhỉ, cứ lấy những gì xấu xa thì gắn cho VN, còn những gì tốt đẹp thì dành cho Nhật or USA. cô bỏ luôn tiếng Việt đi cho đủ bộ!!!! Đọc đâu đó trên blog của cô về món Tapura hay quái quỉ gì đó, món đó thì bước ra đường phố Vn thì đầy rẫy những bà bán chuốn chiên dùng loại bột đấy từ đời tám hoánh nào rồi nhưng cô dùng những tên mỹ miều của Nhật làm tên món ăn trên blog của cô, đúng là MẤT GỐC!!!!

Nặc danh nói...

Tui là đọc giả thường xuyên của blog chị Vân, và luôn tự nhận là fan của Góc Bếp. Thế tui có bị gọi là chuộng ngoại như kiểu nói vô duyên của nặc danh nào đây không?
Haizz...thiệt là buồn cho Việt Nam cưu mang những loại người thiếu giáo dục như nặc danh này. Tui chỉ thắc mắc người này ra nước ngoài để làm gì? Mong nặc danh này đừng làm những chuyện mất phẩm giá như cách viết không biết suy nghĩ như ở đây.

Nặc danh nói...

Ah ah!, lại thêm 1 người nữa. Tui đang nói cô chủ blog này mà!?!?!? cô ấy thích bếp núc thì lo việc bếp núc đi. đăng nhận xét làm quái gì!!?!?!? đọc những bài như thế này thì việc đầu tiên độc giả hiểu là 1 người nhật đăng lên nhận xét về người Việt - thông điệp ngầm là người Việt chúng mày ngu đốt thế sao, và người Việt cúi đầu nhận rằng, vâng chúng tôi ngu thế đấy và nhờ blog của tôi, tôi sẽ giúp mọi người trên thế giới nhận biết rằng chúng tôi là những người ngu si thế, trong đó có tôi....

Nặc danh nói...

Bạn ơi, mua modem xịn thì đắt mà. Mà modem của TQ... thì hay bị tràn bộ nhớ dẫn tới treo mạng. Xử lý cách này chỉ có mỗi cách rút điện ra cắm lại hoặc bấm nút reset trên modem thôi. Người kĩ thuật mạng này họ ít kinh nghiệm thôi

Nặc danh nói...

ui...met hi!!!! lam gi cai~ co. nhau trong blog cua chi Van vay. Cac ban co nghe cau nay` chua. "Nguoi trong 1 nuoc phai thuong nhau cung".

Ah chi Van oi, em moi biet duoc blog cua chi. Em thay blog cua chi Van viet ve nhung mon an hap dan va hinh anh rat dep. Mong chi post len nhieu nhieu nua chia se voi tui em nhe.

Cam on chi nhieu

Nặc danh nói...

Mình cũng là một bloger hâm mộ góc bếp lắm. Bấy lâu nay thường xuyên cập nhật vào xem tình hình bếp núc, những công thức nấu ăn và cả những bức ảnh nghệ thuật rất đẹp của chủ nhà. Nhưng hôm nay lại là lần đầu ghé lại entry này và chú ý đọc.. Không biết nói sao nữa, mình thấy hơi buồn.

Cùng là một người đang sống ở nước ngoài, nhưng mình có những suy nghĩ hơi khác với Van. Sở dĩ họ thiếu hiểu biết và trình độ văn hóa thấp vì họ không đủ điều kiện học hành và phát triển, không có cơ hội tiếp xúc với những văn minh nước khác. Khi nghĩ về những thiếu xót, chậm phát triển về văn minh và văn hóa của quê hương, mình không thể chối bỏ hay phê phán, chỉ thấy cảm thông và mong sao ngày nào đó sẽ khác. Và trên trái đất này, chẳng có đất nước nào là một thiên đường chỉ có những con người văn minh lịch sự hiểu biết đâu bạn ạh. Và hãy đừng quên rằng, mình đã từng được sinh ra từ nơi mà lúc đó cũng có hàng vạn người từ đất nước khác khinh rẻ. May mắn của bạn và mình là có cơ hội sống và làm việc trên một đất nước khác, nhưng điều đó không bao giờ có nghĩa là trở thành một người xa lạ đối với nguồn cội của mình...

Christine N

VanPham nói...

uhm...cái này không phải là suy nghĩ của mình, mình chỉ là người dịch. Ông người Nhật này toàn viết những điều vể VN đọc ngứa lỗ tai lắm...e hèm, vì bị nhột!

Nặc danh nói...

Chị Vân ơi,
Em rất thường xuyên ghé vào blog của chị do rất thích cách chị trình bày: nhẹ nhàng và gần gũi. Về vấn đề này, em thấy những người phản bác đã thể hiện đúng "tinh thần" người Việt Nam là tốt khoe, xấu che. Ai nói mình xấu thì nhất định cãi, và không sửa sai. Cứ nhìn 2 lễ hội hoa đào ở Hà Nội thì đủ hiểu người Việt Nam "thanh lịch" và "có tác phong công nghiệp" tới cỡ nào. Nhưng hễ có người Việt Nam nào đã được ra nước ngoài, mở tầm mắt, và cũng mong muốn có sự thay đổi để tiến lên thì bị quy chụp là mất gốc. Thật sự, cái gốc văn hóa của người Việt đã mất từ lâu rồi. Nếu không sớm nhìn ra thì người Việt cuối cùng sẽ bị đánh đồng với dân man di mọi rợ mà thôi

Nặc danh nói...

Lau lam moi thay vieng tham Blog cua Van, khong ngo thay nhung ban luan nay. Ban nao muon tim hieu ve chuyen xa hoi, thi chac nen tim mot dien dan khac, ma tra lai mot blog cua " noi nieu va goc bep". Van oi, tam su cua Van, co nhieu nguoi khac cung chia se lam. Co nhieu nha tri thuc nhung vo cung tam huyet voi dat nuoc da viet ve no mot cach he thong va khoa hoc. Cac ban quan tam, thu tim doc
http://tuanvannguyen.blogspot.com/2009/01/vuong-tri-nhan-ban-ve-tu-duy-nguoi-viet.html

angela.nguyen2491 nói...

Nghề nông: trồng lúa, thủng thẳng ra đồng làm vẫn dc, không nhất thiết phải đúng giờ giấc >> em ý kiến câu này chút thôi. Trời ơi nghề nông mà thủng thẳng không cần giờ giấc như đã nói thì dân thành thị về quê mần ruộng hết cho khỏe không? Không đúng giờ giấc rồi trâu bò hớp không khí cầm hơi? Thủng thẳng vậy sao mấy bác nông cứ phải thức khuya dậy sớm chi cho cực không? Không cần đúng giờ rồi lúa rũ hết xuống hồi nào không hay ta ơi.

Đăng nhận xét