Mẹo vặt khi nấu ăn


Thấy nhiều mẹo hay quá, cọp về đây làm của (^^)
  1. Cách cán bột không bị dính: Lúc nhào bột, cán bột để làm bánh, bột hay bị dính vào bàn rất khó chịu. Khi ấy ngoài cách rắc một lớp bột áo trên bàn, bạn có thể làm theo cách sau: để bột vào trong một cái tô, đậy một lớp nylon kín rồi cho vào tủ lạnh khoảng 1 giờ.
    Lúc cán bột làm bánh bột sẽ không bị dính nữa.
  2. Cách xào thịt bò: Khi xào thịt bò muốn cho thịt mềm, sau khi ướp thịt xong, bạn hãy cho 2-3 muỗng cà phê dầu ăn vào trộn đều ướp cùng, để khoảng 20-30 phút. Lúc xào thịt hãy để lửa to đảo nhanh tay. Xào xong cho thịt ra khỏi chảo ngay. Món thịt bò xào sẽ rất mềm, vị đậm đà mà lại không dai.
  3. Luộc trứng không bị nứt :
    Khi luộc trứng gà, trứng vịt thường hay bị nứt vỏ làm cho nước vào trong trứng gây ra mùi tanh và không đẹp. Muốn chúng không bị nứt khi luộc bạn chỉ cần cho vào nồi luộc chút muối hoặc lấy chanh xát xung quanh vỏ trứng. Trứng sẽ chín ngon và không bị nứt nữa.
  4. Rửa sạch bình thủy tinh:
    Những bình thủy tinh có miệng bé muốn rửa sạch bên trong rất khó. Xin mách bạn một cách để làm cho bình thủy tinh sáng bóng như mới. Bạn hãy cho vào bình một nắm gạo, đổ một ít nước sôi vào đậy nắp kín đóng lại và lắc mạnh. Sau vài lần, bình thủy tinh của bạn sẽ sạch bóng dễ dàng.
  5. Dầu ăn trong nồi bốc lửa
    Khi bạn xào nấu với ngọn lửa to có lúc dầu ăn trong nồi bị bốc lửa. Chỉ cần đậy vung lại hoặc đắp khăn ướt lên, lửa sẽ lập tức bị dập tắt. Trong trường hợp đó, không nên cho nước vào dầu ăn nhẹ hơn nước sẽ làm lửa bùng to hơn và dầu bắn ra bốn phía.
  6. Cách vắt chanh được nhiều nước
    Muốn vắt được nhiều nước chanh hơn thì trước khi vắt, bạn hãy đem chanh ngâm vào nước nóng vài phút.
  7. Cách khử cay ở tay
    Khi bạn cắt tỉa ớt, tay bị dính sẽ rất nóng, cay. Bạn hãy khử bằng cách: Lấy một ít đường cát xoa vào tay, rồi rửa sạch; hoặc xoa vào tay một ít giấm hay rượu; bạn cũng có thể ngâm tay vào nước ấm một lát rồi rửa sạch thì tay sẽ không bị cay, nóng nữa.
  8. Cách làm chuối xanh không bị nát và thâm
    Khi làm món ăn với chuối xanh, bạn gọt vỏ, bổ thành miếng nhỏ, rồi ngâm vào nước có pha chanh và muối, chuối sẽ trắng, không bị nhựa, không nát mà chất chát cũng giảm rất nhiều.
  9. Cách chữa cơm sống
    Khi bỏ cơm ra ăn mà cơm bị sống, nhiều người đổ thêm nước vào nồi và bắc lên bếp hong lại cho đến khi chín hoặc bỏ đi. Để tránh lãng phí và mất thời gian nhưng lại hiệu quả và đơn giản, bạn hãy làm theo cách sau: Xới cơm sống cho tơi ra, rưới rượu vào nồi theo tỷ lệ cứ nửa cân gạo là một phần ba chén rượu. Đun nhỏ lửa cho đến khi rượu bốc hơi hết, cơm sẽ chín mà lại không để lại mùi rượu.
  10. Làm Ruột Heo, Bao Tử Heo
    Ruột hoặc bao tử heo mua về lộn trái ra rồi cho một nắm bột mì vào bóp kỹ một lúc sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước lạnh sẽ sạch hết.
    Muốn luộc ruột hoặc bao tử cho trắng thì đung một nồi nước sôi, sau đó cho vào một miếng phèn chua độ nửa ngón tay, cho lòng heo vào luộc, nhớ để nước cho ngập. Khi lòng heo đã chín, vớt ra thả vào nước lạnh có pha một chút hàn the.
  11. Cách Làm Lươn
    Lươn mua về còn sống cho vào soong hoặc thau, lấy rổ đậy kín rồi cho vào một chén giấm chua. Lươn sẽ quẫy rất mạnh vì vậy bao nhiêu nhớt sẽ theo ra hết. Khi thấy lươn yếu dần, không còn quẫy nữa thì đem ra vuốt bằng muối rồi rửa lại bằng nước lạnh vài lần sẽ sạch.
  12. Cách Làm Ốc
    Muốn làm ốc sạch để làm ốc nhồi thì đừng đập bể trôn ốc vì khi đập bể trôn ốc, khi nhồi ốc vào hấp, nước ngọt sẽ chảy ra hết.
    Lấy dao nhỏ khẽ cạy miệng ốc ra, rồi lấy một chiếc đũa đẩy ốc thụt vào trong một lúc, cầm con ốc vẩy mạnh. Ốc sẽ rơi ra hết. Bỏ phần ốc bùn phía cuối. Phần ốc còn lại, cho vào giấm bóp kỹ rồi rửa lại bằng nước lạnh cho sạch.
  13. Cách Làm Cá
    Cá bán ở chợ thường chưa được đánh vẩy. Muốn làm cá mà không bị vẩy văng ra tứ phía, hãy ngâm cá vào nước sôi thì việc đánh cá sẽ dễ dàng.
  14. Chiên Cá
    Khi chiên cá, muốn không bị sát chảo, hãy lăn cá vào bột trước khi cho vào chảo dầu nóng.
  15. Nướng Cá Không Bị Tróc Da
    Thoa một lớp dầu ăn ngoài da để da cá không bị dính vào vỉ nướng. Khi nướng, lúc đầu để lửa lớn để lớp da bên ngoài se lại ngay, như vậy sức nóng làm cho chất mỡ trong cá tan ra nhưng không thoát ra ngoài được. Do đó da cá sẽ vàng mà thịt cá vẫn thơm ngon và không bị mất đi các dưỡng chất.
  16. Nướng Bánh Mì Lại Cho Dòn
    Bánh mì cũ, nhúng vào nước trước khi nướng, bánh sẽ dòn.
  17. Chiên Khoai Tây
    Khoai tây ngâm trong nước có pha một chút muối và chanh hoặc giấm để khoai được trắng. Rửa sạch khoai lại rồi thái khoai thành từng lát dày độ 1 cm theo chiều dọc của củ khoai. Vớt khoai để ráo, lau khô từng miếng. Sau đó phết sơ một lớp dầu lên khoai để khi chiên, mặt khoai không bị nhăn.
    Cho khoai vào chảo dầu chiên cho vàng. Khi chiên, khoai sẽ phông lên, lấy khoai ra cho vào rổ nhôm, rắc lên một chút muối và xốc đều.
  18. Giữ Khoai Không Rã Khi Nấu
    Rửa khoai thật sạch trước khi gọt vỏ. Gọt vỏ xong, đem ngâm trong nước có pha một chút muối để khoai không bị đen và khi nấu khoai không bị rã.
  19. Khử Mùi Hôi Của Dầu Phộng
    Đun dầu cho thật sôi đến khi không còn nghe thấy tiếng kêu riu riu nữa. Cho vào vài củ hành tím đập dập. (Có thể dùng tỏi hay củ xả đập dập hoặc lá dứa thơm cũng được).
  20. Khử Mùi Hôi Của Thịt Bò
    Nướng chín một củ gừng, cạo bỏ lớp vỏ cháy đen, giã gừng thật nhuyễn, rắt lên thịt.
  21. Tẩy Mùi Hôi Lông Của Gà, Vịt
    Khi nhổ lông xong, dùng muối hoặc gừng giã nhuyễn chà xát lên mình con vịt hoặc gà, để độ 5 phút, rửa sạch lại rồi mới mổ ruột.
  22. Tẩy Mùi Xào Nấu, Mùi Thịt Cá
    Đốt một miếng đường lên bếp. Trong khi chờ cá chín, mùi đường cháy sẽ phá tan mùi tanh của cá. Để cho mùi hôi của bắp cải chín mất đi, hãy cho vào soong đang luộc rau một miếng ruột bánh mì.
    Chậu rửa bát vừa ăn xong, dùng vỏ chanh đã vắt nước chà xát chung quanh chậu, mùi tanh của cá sẽ hết.
  23. Tẩy Một Số Mùi Khó Bay
    Mùi hành tỏi: Dùng bã café để chà xát.
    Mùi Eau de Javel: Lấy giấm rửa tay, rửa lại bằng nước ấm và thoa lại bằng một chút dầu thơm.
    Vết vàng khói thuốc dính trên ngón tay: Rửa tay bằng Eau de Javel hơi ấm.
    Vết bút nguyên tử: Dùng Alcool.
    Các vết xám đen: Dùng chanh.
  24. Luộc Rau Xanh Màu
    Cho vào soong nước luộc vài giọt chanh hoặc giấm, đợi nước thật sôi mới cho rau vào.
  25. Nấu Nước Dùng Cho Trong
    Nấu nước thật sôi mới cho thịt hoặc xương vào, không được đậy vung soong. Khi nước sôi lại thì bớt lửa và vớt bọt thường xuyên. Cho vào đó một củ hành tím đã nướng chín.
    Nếu lỡ nước không trong thì dùng một khăn vải mỏng sạch lược lại, cho sang soong khác nấu sôi trở lại. Lấy một tròng trắng trứng đánh cho thật nổi đổ úp vào soong nước dùng, các bọt trong nước dùng sẽ cuốn vào trong lòng trắng trứng. Khi được, vớt tròng trắng trứng ra bỏ.
    Nếu nấu nước thật sôi rồi bỏ thịt hoặc xương vào, như vậy thì chất ngọt còn giữ lại trong thịt, xương. Nếu cho thịt vào nước lạnh rồi mới nấu thì chất ngọt của thịt và xương sẽ hoà vào nước dùng.
  26. Đánh Trứng Gà Không Dính Vào Tô
    Trước khi đánh trứng vào tô, hãy tráng qua tô một lớp nước lã.
  27. Muốn Trứng Chiên Được Nổi Phồng
    Cho vào trứng một chút bột nổi rồi đánh trứng cho đều, nhớ đánh theo một chiều.
  28. Luộc Trứng Không Vỡ
    Cho vào soong nước luộc trứng một dúm muối. Khi trứng chín, muốn bóc vỏ cho dễ, vớt trứng ra bỏ ngay vào nước lạnh ngâm độ 10 phút.
  29. Quết Tôm Cho Dai
    Rửa tôm sạch, lau khô tôm trước khi quết. Khi tôm đã được quết nhuyễn thì nêm gia vị và cho vào một tròng trắng trứng, trộn đều và quết thêm một lúc cho tôm và trứng lẫn đều nhau.
  30. Tẩy Mùi Cơm Khê
    Nếu cơm lỡ bị khê, ta nên cho vào cơm một cục than đang cháy hồng hoặc lấy một cái ca nhôm, nhúng nước rồi úp lên soong cơm.
  31. Hấp Cơm Nguội Cho Ngon
    Cơm nguội còn lại, không bị hư, muốn hấp lại, phải dùng tay ướt bóp cho hột cơm rời ra. Khi soong cơm mới nấu gần chín mới cho cơm nguội vào hấp (cơm nguội để hấp phải ít hơn lượng gại để nấu cơm).
    Hấp được một lúc thì xới cơm dưới lên, trộn cơm nóng và cơm nguội đều nhau rồi để trên bếp một lúc nữa cho cơm chín hẳn.
  32. Cách Luộc Thịt
    Muốn luộc thịt cho trắng, dai, ngon thì khi bắc nước sôi, ta cho vào một muỗng soup giấm chua.
    Có nhiều loại thịt rất dai như thịt heo nái, gà, vịt đã đẻ nhiều. Muốn luộc cho mềm thì trước khi cho vào soong, nhớ lấy lá đủ đủ bọc kín.
  33. Làm Cho Lòng Heo Được Trắng Và Giòn
    Khi luộc lòng heo, chờ nước thật sôi mới thả lòng vào. Khi lòng đã chín tới thì vớt ra đem nhúng ngay vào chậu nước có pha một chút phèn chua (nước phèn này đã được đun sôi để nguội). Làm như thế, lòng sẽ trở nên trắng trẻo, giòn.
  34. Ram Thịt Cho Mềm Và Ngọt
    Khi ram thịt phải chờ cho chảo thật nóng, đổ dầu vào đợi cho sôi. Cho thịt vào chiên một mặt cho vàng rồi mới trở qua mặt khác. Lửa phải to và đều. Khi thấy thịt đã vàng đều thì cho lửa nhỏ dần, cho vào thịt một ít nước, đậy vung thật kín, để lửa riu riu. Khi xiên vào miếng thịt không thấy máu chảy ra là được. Làm cách này thịt sẽ ngon và mềm.
  35. Rán Mỡ Để Được Lâu
    Khi rán mỡ, đừng để quá lâu trên bếp. Nếu để cho mỡ vàng quá, mỡ sẽ mau có mùi khét.
  36. Rán Mỡ Không Bị Bắn Tứ Tung
    Cho một chút muối vào chảo mỡ khi rán.
    Rán cá, đậu, thịt gì cũng làm theo cách trên sẽ tránh được cảnh bị mỡ bắn phỏng tay chân, mặt mũi.
  37. Khi Chảo Mỡ Bén Lửa Bốc Cháy
    Đừng bao giờ đổ nước lạnh để dập tắt lửa mà chỉ cần nhanh tay rút củi ra rồi đậy ngay nắp vung lên chảo.
  38. Giữ Khoai Cho Trắng
    Khi luộc khoai, nên vắt vào vài giọt chanh trong lúc nước đang sôi để khoai không bị biến màu và có mùi vị đặc biệt. Trong lúc gọt khoai trước khi luộc, nên ngâm vào nước có vắt vài giọt chanh và tránh để khoai ngoài gió.
  39. Để Bắp Chuối Và Chuối Xanh Không Xám
    Khi bào bắp chuối hoặc gọt chuối xanh, nên ngâm vào thau nước có vắt một trái chanh để không bị xám đen.
  40. Xắt Hành Không Cay Mắt
    Khi xắt hành, nên để thau nước bên cạnh để tránh bị cay mắt.
  41. Để Dao Khỏi Tanh
    Dùng một lát chanh hoặc một lát cà rốt chùi lên lưỡi dao.
  42. Giảm Bớt Vị Mặn Của Thức Ăn
    Khi làm thức ăn, nếu lỡ bị mặn thì đừng đổ nước mà hãy thêm đường vào. Đường sẽ rút bớt chất mặn.
  43. Nấu Món Ăn Có Pha Rượu
    Chia lượng rượu muốn cho vào thức ăn làm hai. Một phần cho vào thức ăn khi đang nấu, phần còn lại, khi thức ăn đã chín, sắp ăn mới cho vào, như vậy mới giữ được mùi thơm của rượu.
  44. Khi Nấu Món Ăn Có Bơ
    Khi nấu không cần phải cho bơ ngay từ đầu. Khi chiên xào, ta dùng dầu hay mỡ, sau đó mới cho bơ nằm trên mặt dĩa thức ăn khi sắp ăn, như vậy mới giữ được mùi thơm của bơ.
  45. Thử Bơ Hoặc Pho Mát
    Cắt mốt miếng bơ hay pho mát nhỏ, cho vài giọt Iode. Nếu phó mát hay bơ có pha khoai lang hay bột gạo thì nó sẽ biến thành màu xanh biếc.
  46. Để Có Cháo Ăn Sáng Thật Mau
    Vo gạo chung với nếp để chừng 15-20 phút cho ráo nước. Đổ gạo vào bình thủy, đun nước thật sôi, chế vào đậy kỹ nước để trong một đêm. Sáng ra cháo sẽ chín nhừ. Nấu cháo đặc hay loãng tuỳ ý mà cho gạo theo ý muốn.
  47. Giữ Sữa Tươi Không Bị Đóng Váng
    Sữa tươi để từ sáng đến chiều có thể bị đóng váng vì trong sữa có chất Acide Lactique. Muốn cho sữa khỏi bị đóng váng, hãy cho vào chai sữa bột một ít thuốc muối (Bicarbonate de Soude). Thuốc muối có đặc tính đánh tan chất Acide Lactique.
  48. Bánh Gateâu Chưa Chín Kỹ
    Khi lỡ lấy bánh ra khỏi khuôn mà bánh chưa được chín kỹ, đừng chần chừ, hãy nhúng bánh thật nhanh vào sữa lạnh rồi đặt bánh vào trong lò hấp lại một lúc cho bánh chín.
  49. Chữa Bột Quá Nhão
    Khi nhồi bột làm bánh, nếu lỡ bột quá nhão mà không muốn cho thêm bột khô, hãy lấy một cách khăn sạch, khô quấn bột vào đó và gói lại để khoảng 15-20 phút. Nếu bột quá nhão, bạn có thể để lâu hơn nữa hoặc có thể đem gói vào một cái khăn khác. Vì trong khi gói vào khăn, nước dư trong bột sẽ thấm vào cái khăn và bị bốc hơi bớt.
  50. Chiên Bánh Không Bị Cháy
    Thái nhỏ một ít khoai tây chiên trước trong khi chảo mỡ (hay dầu) sau đó hãy chiên bánh.
  51. Cắt Khoai Tây Thành Lát Không Vỡ
    Khi cắt khoai tây, hãy nhúng lưỡi dao vào nước sôi trước khi cắt.
  52. Luộc Khoai Sọ, Khoai Môn, Khoai Mì
    Khi luộc khoai sọ, khoai môn, khoai mì nên ngâm vài giờ trước khi luộc cho các độc tố trong khoai tan hết ra nước, sau đó luộc thật kỹ, không nên nướng. Đối với khoai mì, nên cắt bỏ hai đầu rồi mới bóc vỏ đem ngâm.
  53. Khoai Tây Chiên Không Bị Cháy
    Trước khi chiên, hãy nhúng khoai tây vào nước muối pha loãng trong vài phút. Khi sử dụng khoai tây, nên nhớ không nên ngâm lâu trong nước vì như thế sẽ làm hủy đi sinh tố C chưá trong khoai tây. Nếu để dành khoai tây quá lâu, khoai cũng mất đi sinh tố này.
  54. Sử Dụng Khoai Lang Như Thế Nào?
    Khoai lang có nhiều sinh tố A và C. Có thể sử dụng khoai lang như khoai tây. Muốn giữ khoai lang để lâu mà không bị hư nên vùi khoai xuống cát và che mưa nắng. Khoai xắt lát, muốn để dành lâu, hãy lót khoai bằng trấu và bao quanh bằng phên tre cẩn thận.
  55. Luộc Rau Đúng Cách
    Nấu nước sôi, cho vào một chút muối rồi thả rau vào ngay khi nước đang sôi. Nước sôi trở lại là vớt rau ra ngay, không nên luộc rau quá lâu, rau sẽ bị nhão và đỏ không ngon.
  56. Hầm Đậu Rau Mềm
    Rửa đậu sạch và ngâm đậu trong nước. Sau đó rửa đậu lại cho sạch rồi cho vào soong, đổ nước ngập đậu rồi nấu. Lúc đầu để lửa lớn, khi sôi, đậy nắp kín, để lửa riu riu và lửa phải cháy đều. Từ đó không nên mở nắp soong hay khuấy đảo trong soong nữa.
  57. Chiên Thức Ăn
    Khi chiên thức ăn, cần phải đun dầu (mỡ) cho thật sôi mới cho thức ăn vào để chiên. Muốn chiên giòn những món ăn có nhiều bột như cá, tôm, cua lăn bột, khoai tây... cần phải để dầu, mỡ ngập thức ăn; để lửa vừa phải.
  58. Kho Thức Ăn
    Khi kho thức ăn nên đậy vung kín và để lửa riu riu. Khi kho cá, cần đun lâu hơn thịt.
  59. Lột Vỏ Trái Cây Dễ Dàng
    Chỉ cần nhúng trái cây vào nước nóng và vớt ra ngay, trái cây sẽ dễ lột vô cùng.
  60. Thử Giấm
    Lấy một chút giấm cho vào chén rồi nhúng miếng giấy thấm màu trắng vào, nếu chuyển thành màu vàng là giấm tốt.
  61. Giữ Mỡ Lâu Hư
    Phải để mỡ trong hũ thủy tinh, đậy kỹ, không cho nước lẫn vào mỡ. Khi mỡ được đổ vào hũ, cần phải đổ đầy, đừng để có khoảng trống cho không khí len vào.
  62. Giữ Bánh Mì Được Lâu
    Gói bánh mì vào bao nylon bọc kín rồi để vào ngăn đông lạnh của tủ lạnh. Giữ bằng cách này có thể để bánh mì lâu cả tháng.
  63. Muốn Khế Bớt Chua
    Xắt khế thành lát ngâm vào nước muối, sau đó vớt ra, cho vào chậu nước có pha một ít bột nở. Cuối cùng, rửa khế lại nhiều lần với nước.
  64. Giữ Cho Dưa Chuột Được Tươi Lâu
    Lấy một cái tô đựng nước rồi cắm phần cuống trái dưa xuống nước ngập độ 1/3 trái dưa. Mỗi ngày nhớ thay nước một lần.
  65. Giữ Cam, Chanh, Bưởi Ðược Lâu
    Với các loại quả này, phải chọn quả còn cả cuống, bôi vôi lên đầu cuống và để vào chỗ thoáng mát.
  66. Khử Mùi Hôi Của Soong, Chảo
    Soong, chảo nấu thức ăn, khi rửa sạch, vẫn thường để lại một mùi hôi. Chỉ cần dùng chanh, bã trà, bã café để chùi rửa mùi hôi sẽ hết.
  67. Khử Mùi Hôi Của Tỏi, Hành Trong Miệng
    Ăn cơm xong, trong miệng nếu còn mùi hôi của tỏi hành rất khó chịu. Hãy nhai một ít bã trà, mùi hôi sẽ hết.
  68. Muối Dính Dầu Hôi
    Ðem muối bỏ vào chảo để rang, dầu hôi sẽ bay hơi hết.
  69. Ðánh Trứng Mau Nổi
    Khi đánh trứng, muốn cho mau nổi, chỉ cần cho vào một chút muối.
  70. Chiên Bánh Phồng Tôm Cho Giòn
    Muốn chiên bánh phồng tôm cho giòn, phải để dầu thật sôi, và đợi khi gần ăn hãy chiên. Nếu chiên quá sớm phải cho vào bao nylon cột kỹ lại.
  71. Tỏi Dùng Như Thế Nào
    Tỏi là một gia vị rất tốt, có thể làm vị thuốc cho một vài loại bệnh thông thường. Muốn sử dụng tỏi đúng cách thì nên giã nhuyễn tỏi để ăn chứ đừng nên xắt lát.
  72. Lấy Bánh Bông Lan Sao Cho Dễ
    Muốn lấy bánh bông lan ở khuôn ra một cách dễ dàng và không làm bể bánh, bạn hãy để khuôn bánh vào nước lạnh, rồi đậy lên trên bánh một cái khăn ẩm. Khoảng 10 phút sau có thể lấy bánh ra nguyên vẹn một cách dễ dàng.
  73. Ðể Dành Chanh Ðã Dùng
    Những trái chanh đã dùng một nửa hay một phần, muốn để dành mà không sợ bị ê hay bị khô, hãy úp mặt chanh đã bị cắt xuống một cái dĩa để sẵn một ít giấm chua, chanh sẽ lâu hư.
  74. Ðể Dành Thịt, Jambon, Paté
    Nếu không có tủ lạnh mà muốn để dành thịt, hãy lấy một cái khăn sạch nhúng vào giấm chua cho ướt khăn, gói thật chặt miếng thịt. Ðể gói thịt vào nơi thoáng mát, miếng thịt đ để được 24 giờ.
    Nếu xúc xích mua về mà không ăn hết, muốn để dành qua ngày hôm sau, muốn cho chỗ cắt không bị khô và xám lại thì hãy áp vào đó một miếng chanh, xúc xích sẽ luôn luôn mềm mại và có màu hồng đẹp.
  75. Giữ Cho Mứt Khỏi Mốc
    Mứt ăn dở có thể giữ được lâu hàng tuần lễ mà không bị mốc hay hư nếu phủ lên trên mặt mứt một lớp đường cát dày, mỗi khi dùng xong, nhớ phủ đường lại.
  76. Làm Tan Dầu Ăn Bị Ðông Lại
    Nhiều khi vì thời tiết ảnh hưởng mà dầu bị đông đặc lại. Khi đó đừng nên hơ dầu trên lửa cho dầu tan ra ngay mà hãy ngâm dầu vào trong nước ấm cho dầu tan ra từ từ.
  77. Chiên Cá Không Bị Vỡ
    Trước khi chiên, chỉ cần lấy vải lau sạch con cá cho thật khô nước.
  78. Lựa Ðậu Hũ
    Ðậu hũ rất bổ khi còn tươi, nhưng nếu bị hư, bị chua thì ăn vào vào có hại. Muốn biết đậu hũ mới và không chua, chỉ cần xem màu đậu có trắng và mịn là được.
  79. Giữ Cho Món Trứng Ðẹp Màu
    Có nhiều món trứng trước khi chiên hoặc hấp thường phải đánh cho nổi. Nếu đánh kỹ như vậy, không nên dùng đồ đựng bằng nhôm vì khi nấu chín, trứng sẽ có màu xám.
    Muốn trứng giữ được nguyên màu, phải dùng đồ sành hay đồ thủy tinh để đựng khi đánh.
  80. Xà0 Nấu Bông Cải Cho Ngon Và Ðẹp Mắt
    Muốn cho bông cải xào được ngon, khi xào nấu chớ đừng bao giờ đậy kín nắp soong. Làm như thế bông cải sẽ được màu sắc lúc ban đầu.
  81. Làm Cho Trà Thêm Thơm
    Ðể trà thêm phầm thơm ngon, hãy lấy một miếng vỏ cam bỏ vào hộp trà và đậy thật kín.
  82. Giữ Cho Trà Không Bay Hơi
    Muốn giữ hương vị đậm đà của trà không bị bay hơi, hãy để trà trong một hộp thiếc đậy kín. Ðừng để trà trong hộp thủy tinh, trà rất mau bay hơi.
  83. Pha Trà Ngon
    Muốn pha một ấm trà thơm cho thật ngon, trước hết phải nấu nước thật sôi, tráng nước sôi cho bình được nóng đều. Cho trà vào bình, chế nước sôi vào và đổ bỏ ngay nước này đi. Sau đó rót nước sôi vào từ từ cho đến khi đầy.
  84. Pha Café Thơm Ngon
    Muốn pha café cho thật thơm ngon, nước phải nấu thật sôi và để trong bếp lửa (không dùng nước trong bình thủy).
    Tráng filtre và ly cho nóng rồi mới cho café vào filtre. Chế nước sôi từ từ đến khi gần đầy filtre, có thể ngâm ly đang pha café vào trong một ly nước nóng khác; không nên chế hai lần nước vào một filtre café đang pha.
  85. Giữ Hơi Nước Có Gaz Trong Chai
    Nước suối hoặc những thứ nước có hơi gaz khi dùng dang dở thường bị bay hơi. Muốn để dành những chai nước này, hãy dùng nút chai thật chặt và dựng ngược lên, dù ở tủ thường hay tủ lạnh cũng vậy, như thế ta có thể giữ được hơi trong cả tuần lễ.
  86. Mở Nút Chai Quá Chặt
    Chai rượu để lâu ít dùng đến, nút bị dính chặt không mở ra được. Ðừng cạy hư nút chai mà hãy dùng lửa hơ trên cổ chai cho nóng. Hơi nóng sẽ làm cổ chai nở ra, nút chai sẽ được vặn ra một cách dễ dàng.
  87. Súc Bình Nước Quá Dơ
    Muốn súc sạch một bình nước dơ hay bị mờ đục vì để lâu ngày, hãy xé vụn giấy báo nhét vào thật đầy chai và đậy kín nút chai. Ngâm như vậy trong hai, ba ngày rồi lấy hết giấy ra, súc lại bằng nước lạnh.
  88. Giữ Gìn Khoai Tây, Bánh Mì, Bột Mì
    - Khoai tây: Cho khoai vào một cái thúng, để thúng khoai vào một cái kệ (tránh tiếp xúc với mặt đất). Cất khoai tây trong chỗ thoáng mát thì có thể để từ 1 đến 2 tháng.
    - Bánh mì: Muốn giữ được bánh mì mềm lâu ngày, người ta dùng giấy dầu và bao nylon gói thật chặt, bên trong có để một cục đường rồi để vào chỗ thoáng mát.
    - Bột mì: Muốn bột không bị mốc, ta trộn vào bột mì một ít muối theo tỉ lệ 5 gr muối cho một kg bột. Với lượng muối ít như vậy so với lượng bột nên nó sẽ không làm cho bột mặn.

*************************************
Những bài viết ở đây dùng giấy phép của Creative Commons Attribution-Noncommercial 3.0 License. Nghĩa là có thể sử dụng nội dung và hình ảnh ngoài mục đích kinh doanh. Nghiêm cấm dùng cho mục đích tư lợi mà không được sự cho phép của tác giả.
Bất cứ trích dẫn nào lấy từ GÓC BẾP & NỒI NIÊU phải được ghi rõ xuất xứ và phải nối đường link trở lại với ngọn nguồn của nó. Vui lòng đừng sao chép.

*************************************

buom nho


10 nhận xét:

phang130@yahoo.com nói...

Wow! Mấy cái mẹo vặt này em nghe có lý ghê ! Sang nay em luộc trứng gà cho con gái mang đi nhà trẻ ăn . Em có thử bỏ muối vô ...đúng ý rằng ...nó không có bị nứt . Cám ơn chị V nhé, mai mốt cho em lấy mấy cái tips này mang về nhà em nhé :D cám ơn chị nhiều .

Nga Nguyen nói...

Chị Vân ơi, mẹo số 1, nếu để bột trong tủ lạnh 1 giờ thì liệu có làm độ nở của bột giảm đi không hử chị? Ví dụ bột làm bánh pizza, bánh mỳ, v.v...?

Đúng là em rất băn khoăn cái vụ cán bột bị dính đấy. Bây giờ có cách này thì tốt quá!

TrangEmi nói...

he he, chị có cần thêm nhiều mẹo nữa cho đủ 100 không?
Mẹo vặt

Vagabonder nói...

Wow, these tips are absolutely fab! I am sure everyone will need them one day. Thanks for sharing. I have been so busy the last couple of months, hopefully will be able to catch up with postings although I have also been checking from time to time your blog to steal some recipes ;-).

VanPham nói...

@ HangThuy: áp dụng liền á? hay hén!

@ Nga Nguyen: mình nghĩ là ko, vì cái này là khâu cán bột nặn bánh, chắc chắn là sau khi đã ủ bột ở nhiệt độ phòng và bột nở xong xuôi, đến độ nở vừa ý rồi :)

@ Thanks Cookingand! nhiều mẹo hay quá!

@ Vagabonder: your lemon chicken dish is fabulous. I want your recipe!

Unknown nói...

Cám ơn chị nhé, cái này hay quá em cũng phải cọp về để làm của riêng :) Đọc blog của chị lâu rồi, em rất thích, vừa được biết món ăn mới lại được xem ảnh rất đẹp. Mà sao chị tài thế, vừa nấu vừa chụp được cả phần chế biến, em cũng thích nấu, thích chụp ảnh và hay chụp nữa, nhưng chỉ khi nào ra thành phẩm thôi. Em đoán chị phải có tripod để chụp lúc chuẩn bị phải không, còn không phải tuyển assistant thì "tốn kém" quá ;)

HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI nói...

chi làm nghề gì vậy sao rành nấu ăn vậy ..khi nào về vn chi dạy em làm đầu bếp với nhé

alex_itsmyname nói...

wow rất là hữu ích :) cám ơn cô rất nhiều !

trai tim bang gia nói...

nhung meo nay rat huu ich cam on co rat nhieu.hi hi se duoc doc nhung bai viet hay cua co

Nặc danh nói...

DUNG THAT LA TUYET.BAY GIO MINH CO THE? CHE BIEN CAC MON AN NGON HON RUI.HJHJ.CAM ON CHI NHE

Đăng nhận xét